Trẻ thiếu kẽm có biểu hiện gì? Bổ sung kẽm cho trẻ từ thức ăn

0

Kẽm là vi chất giữ vai trò quan trọng trong quá trình sinh trường và phát triển của cơ thể, đặc biệt là trẻ em. Vì thế bố mẹ cần biết khi nào trẻ thiếu kẽm để bổ sung kịp thời. Vậy trẻ thiếu kẽm có biểu hiện gì? nếu có cùng thắc mắc thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Thực phẩm giàu kẽm nhé!

Dấu hiệu nhận biết khi trẻ thiếu kẽm

Trẻ thiếu kẽm có biểu hiện gì

Vai trò của kẽm đối với sức khỏe của trẻ là cực kỳ quan trọng, vì thế khi thấy bé nhà mình có những biểu hiện sau, bố mẹ cần chú ý bổ sung kẽm để giúp trẻ phát triển chiều cao và thể chất toàn vẹn nhất.

+ Ảnh hưởng đến vị giác khiến bé không còn cảm giác ngon miệng, về lâu về dài sẽ khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, còi cọc.

Trẻ thiếu kẽm có biểu hiện gì? - Rối loạn tiêu hóa
Trẻ thiếu kẽm có biểu hiện gì? – Rối loạn tiêu hóa

+ Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, táo bón nhẹ.

+ Ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ: trẻ mất ngủ, khó ngủ, hay quấy khóc, thức giấc nhiều lần trong đêm, dễ cáu gắt, tính tính tình thay đổi thất thường; suy giảm trí nhớ, đau đầu; rối loạn khứu giác, vị giác, chậm chạp…

+ Chức năng miễn dịch giảm: dễ nhiễm trùng, mắc các bệnh cảm cúm thông thường như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản…

Cơ thể ốm yếu dễ bệnh tật
Cơ thể ốm yếu dễ bệnh tật

+ Vết thương lâu hồi phục, biểu mô bị tổn thương dẫn đến khô da, nám da, bong da, viêm lưỡi, dị ứng, tóc dễ gãy rụng.

Bổ sung kẽm cho trẻ từ thức ăn

Tùy thuộc theo từng độ tuổi sẽ có nhu cầu kẽm khác nhau:

+ Trẻ em dưới 3 tháng cần 3mg kẽm mỗi ngày

+ Trẻ em từ 5 đến 12 tháng cần 5 -8 mg/ngày

+ Với trẻ em từ 1 – 10 tuổi cần 10 – 15 mg/ngày

> Kẽm trẻ em – Bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách và hiệu quả

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi nguồn kẽm tốt và dễ hấp thụ nhất chính là sữa mẹ. Cũng bởi vì thế nên việc cho bé bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên lượng kẽm có trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian vì thế bổ sung kẽm cho trẻ từ những loại thực phẩm giàu kẽm trong các bữa ăn hàng ngày. 

Thay đổi cách chế biến giúp bé ăn ngon miệng hơn
Thay đổi cách chế biến giúp bé ăn ngon miệng hơn

Những loại thực phẩm giàu kẽm như: hạt vừng, thịt, động vật có vỏ( cua, sò, tôm), ngũ cốc, mầm lúa mì, hạt bí ngô, hạt bí thường, trái cây, các loại rau (đậu nành, đậu Hà Lan, đậu lim, khoai tây, ngô…).

Các mẹ nên tìm kiếm các cách chế biến khác nhau để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và không bị nhàm chán. Tuy nhiên trẻ vẫn đang độ tuổi phát triển toàn diện nên không nên nghiêng quá nhiều về một dưỡng chất dẫn đến việc thừa thiếu các chất trong cơ thể.

Hiện nay trên thị trường cũng có khá nhều thực phẩm chức năng, thuốc uống kẽm dạng viên, dạng cốm, dung dịch uống… bổ sung kẽm cho trẻ. Tuy nhiên việc bổ sung kẽm cho trẻ qua thức ăn vừa đem lại hiệu quả cao vừa an toàn cho sức khỏe của bé, không gây ra tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc, hay thực phẩm chức năng. Mong rằng với những thông tin trên đây sẽ giúp bố mẹ biết thêm về những dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu kẽm và bổ sung kịp thời, giúp bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh nhất.