Thừa kẽm có hại gì đối với sức khỏe con người?

0

Khó ai có thể phủ nhận được tác dụng của kẽm đối với sức khỏe con người. Thế nhưng bổ sung kẽm như thế nào là đủ? Thừa kẽm có hại gì đối với sức khỏe con người? Có lẽ bạn chưa biết những triệu chứng dễ gặp nhưng để lại hậu quả không lường này

Bổ sung kẽm như thế nào là đủ?

Theo các nghiên cứu từ chuyên gia thì hiện nay tình trạng thiếu kẽm đang xảy ra ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả những quốc gia phát triển về y học. Chính vì thế mà việc bổ sung kẽm thật sự cần thiết đối với sức khỏe con người. Bởi kẽm giúp cho hệ miễn dịch của bạn hoạt động tốt hơn, ăn ngon miệng hơn và phát triển tốt hơn đối với trẻ nhỏ.

Bổ sung đầy đủ kẽm sẽ giúp bạn có một sức khỏe tuyệt vời
Bổ sung đầy đủ kẽm sẽ giúp bạn có một sức khỏe tuyệt vời

Bổ sung kẽm bao nhiêu là đủ? Các nghiên cứu cho thấy, lượng kẽm mà bạn nên bổ sung hàng ngày là khoảng 40 mg. Điều đó có thể thực hiện thông qua việc sử dụng các loại thực phẩm giàu kẽm như thịt đỏ, hải sản, các loại ngũ cốc, rau,… Bên cạnh đó, nếu lượng kẽm trong cơ thể bạn đang bị thiếu hụt một cách nghiêm trọng thì hãy tham khảo và sử dụng thuốc bổ sung kẽm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Thừa kẽm có hại gì đối với sức khỏe?

Cái gì quá cũng sẽ dẫn đến điều không tốt. Vậy thừa kẽm có tác hại gì đối với sức khỏe? Khi bạn thừa kẽm rất có thể sẽ gây ra sự suy yếu hệ miễn dịch của chính bản thân mình, làm giảm lượng Cholesterol tốt dẫn đến một số bệnh về đường tim mạch. Chẳng phải ngẫu nhiên mà kẽm được gọi là “con ngựa đen” đối với não bộ. Nhiều kẽm sẽ gây ra hiện tượng não bị đầu độc, cực kỳ nguy hiểm.

Không chỉ có vậy, khi bị thừa kẽm, cơ thể sẽ có những triệu chứng phản ứng dưới đây:

Đau bụng và tiêu chảy

Đau bụng, tiêu chảy là triệu chứng khá dễ gặp khi thừa kẽm
Đau bụng, tiêu chảy là triệu chứng khá dễ gặp khi thừa kẽm

Các nhà khoa học đã đưa ra các công bố rằng bệnh nhân có thể bị chảy máu đường ruột sau khi uống 220mg kẽm Sulfate hai lần mỗi ngày trong quá trình điều trị mụn trứng cá. Đó là một minh chứng điển hình cho việc bổ sung quá nhiều kẽm sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với đường tiêu hóa. Vì thế hãy tham khảo kỹ chỉ dẫn của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng một loại thuốc nào đó nhé.

Buồn nôn

Bạn có biết rằng trong thuốc cảm lạnh có thành phần kẽm không? Kẽm có tác dụng phòng chống cảm lạnh đó. Và nếu như không có kiến thức y dược thì đừng dại mà ra quầy thuốc và mua thuốc chống cảm lạnh bởi một số loại có chứa tới 225mg kẽm. Những người sử dụng loại thuốc này ngay lập tức sẽ có phản ứng nôn. Theo một nghiên cứu thì trong 47 người sử dụng thường xuyên sử dụng 15mg kẽm mỗi ngày thì có đến quá một nửa có triệu chứng buồn nôn và nôn thường xuyên.

Buồn nôn là triệu chứng xuất hiện đầu tiên
Buồn nôn là triệu chứng xuất hiện đầu tiên

Mặc dù nôn là cách nhanh nhất giúp bạn loại bỏ lượng kẽm thừa ra khỏi cơ thể nhưng nếu thường xuyên bị triệu chứng này cũng ảnh hưởng đến dạ dày, sức khỏe của bạn. Nếu có lỡ uống một lượng thuốc bổ sung kẽm quá lớn thì hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Thay đổi trong vị giác

Thừa kẽm có tác hại gì? Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vị giác và đường tiêu hóa của bạn. Bổ sung quá nhiều kẽm sẽ khiến bạn đôi lúc cảm thấy như đang ngậm một miếng kim loại trong miệng vậy.

Bổ sung quá nhiều kẽm sẽ khiến bạn bị thay đổi bị giác
Thừa kẽm có hại gì? Đó là thay đổi vị giác

Cảm giác về mùi vị của bạn sẽ bị sai lệch, không còn chuẩn nữa khiến hương vị bữa ăn trở thành thảm họa mặc dù mọi người xung quanh đang khen nức nở. Ăn không ngon dẫn đến chán ăn, từ đó mà cơ thể suy nhược. Thật tai hại.

Dễ nhiễm bệnh

Dễ cảm cúm là thứ sẽ khiến mọi người lo lắng
Dễ cảm cúm là thứ sẽ khiến mọi người lo lắng

Mặc dù kẽm là loại vi khoáng giúp tăng cường hệ miễn dịch nhưng quá nhiều sẽ gây phản tác dụng, gây rối loại trong phản ứng miễn dịch trước tác nhân xấu. Nghiên cứu cho thấy, kẽm dư thừa làm giảm chức năng tế bào T, ảnh hưởng tới quá trình phản ứng miễn dịch, làm cho các mầm bệnh có hại có cơ hội xâm nhập sâu hơn.

Như vậy, trên đây chính là đáp án cho câu hỏi thừa kẽm có hại gì? Chỉ một chút lơ là trong việc đảm bảo sức khỏe mà bỏ qua những hướng dẫn hay quy định về bổ sung kẽm sẽ khiến bạn phải đón nhận hậu quả khôn lường. Cách tốt nhất để bổ sung kẽm là qua những thực phẩm chứa kẽm tự nhiên. Chúc các bạn có một sức khỏe dồi dào.

Có thể bạn nên biết: Bổ sung kẽm trẻ em được lợi gì?