Tác dụng phụ của nụ hoa tam thất là gì? Những ai nên tránh?
Nụ hoa tam thất có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cái gì cũng có 2 mặt. Vậy tác dụng phụ của nụ hoa tam thất là gì? Cùng tìm hiểu nhé!
Một số tác dụng phụ của nụ hoa tam thất
Có nhiều dược chất quý nhưng đối với một số người thì nó lại đem đến những tác dụng phụ không mong muốn. Điển hình như:
– Tụt huyết áp đột ngột: Nụ tam thất bao tử có công dụng hạ huyết áp. Đối với những ai huyết áp thấp, khi sử dụng nụ tam thất quá nhiều sẽ dẫn đến các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn.
– Ảnh hưởng đến thai nhi: Chị em phụ nữ trong quá trình mang thai cũng không nên sử dụng nụ tam thất. Bởi có một số chất đặc thù có trong nụ tam thất sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
– Dị ứng: Một số trường hợp do cơ địa đặc thù, dị ứng với một số thành phần có sẵn trong nụ hoa tam thất. Bởi thế họ không nên sử dụng hoặc hạn chế sử dụng nụ hoa tam thất
– Rối loại tiêu hóa, tiêu chảy: Một số người có thể trạng âm hàn nên khi uống nụ tam thất vào sẽ hay cảm thấy lạnh chân, lạnh tay, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Những người không nên sử dụng nụ hoa tam thất
Không thể phủ nhận được những dược tính tốt có trong nụ hoa tam thất, tuy nhiên nếu không tìm hiểu chi tiết và kỹ càng thì sẽ mang đến những tác dụng ngoài ý muốn. Những trường hợp dưới đây không nên sử dụng nụ hoa tam thất:
Trẻ em dưới 5 tuổi
Từ 5 tuổi trở xuống, các hệ thống thần kinh của trẻ vẫn còn yếu, chưa đủ vững chắc và rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài. Bởi thế, dù là uống nụ tam thất hay sử dụng bất kỳ một loại cây thuốc nam nào đều phải vô cùng cẩn thận. Tốt nhất là không nên để bé sử dụng và tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ khoa nhi.

Người huyết áp thấp
Một trong những công dụng của nụ hoa tam thất chính là hạ huyết áp. Với những ai đang mắc bệnh huyết áp thấp hoặc có tiền sử bị huyết áp thấp thì không nên sử dụng nụ hoa tam thất. Việc sử dụng sẽ khiến cho bệnh nặng hơn, gây ra hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.
Trong trường hợp muốn sử dụng để tận dụng các dược tính khác, hãy sử dụng với liều lượng thấp hơn như pha loãng trà ra, hoặc sử dụng sau khi đã ăn no.
Người có thể trạng âm hàn
Những người có thể trạng âm hàn không phải là hiếm. Bình thường, họ thường xuyên bị lạnh chân, lạnh tay. Nếu còn sử dụng nụ hoa tam thất có tính mát nữa thì thể trạng lại càng lạnh.
Trong trường hợp bạn đang bị cảm lạnh hoặc sốt rét thì cũng tuyệt đối không sử dụng nụ hoa tam thất. Tính mát của nó có thể khiến cho những triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn rất nhiều.
Nữ giới đang hành kinh
Nữ giới đang hành kinh tuyệt đối không nên sử dụng những món ăn, đồ uống có tính mát. Đặc biệt, nụ tam thất lại có tác dụng hoạt huyết, hóa ứ nên nó sẽ khiến ra kinh nguyệt nhiều hơn.
Phụ nữ đang mang thai
Công dụng làm mát đôi khi sẽ không tốt cho sự phát triển của bé. Hơn nữa, khả năng hạ huyết áp có thể khiến cho thai nhi không kịp hấp thu chất dinh dưỡng, vi chất cần thiết. Điều này là vô cùng nguy hiểm cho sự phát triển toàn diện của bé. Bởi vậy chị em phụ nữ đang mang thai dù có bị nóng trong, nổi mụn nhọt do gan bị đầu độc thì cũng không nên sử dụng. Hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để có lời khuyên chính xác nhất cho tình huống của mình
Như vậy, nụ tam thất dù tốt nhưng cũng có tác dụng phụ đối với một số người trong trường hợp đặc biệt. Bởi thế, hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi sử dụng nhé!
Bạn nên xem: