Kẽm có tác dụng gì với da – Bổ sung kẽm thế nào mới là hợp lý

0

Kẽm là một khoáng chất quan trọng đối với cơ thể, không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn góp vai trò trong việc làm đẹp, phục hồi vết thương. Vậy kẽm có tác dụng gì với da? bổ sung kẽm như thế nào mới là hợp lý? thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.

Kẽm có tác dụng gì với da

Ngăn ngừa mụn trứng cá

Kẽm có tác dụng gì với da - ngăn ngừa mụn trứng cá xuất hiện
Kẽm có tác dụng gì với da – ngăn ngừa mụn trứng cá xuất hiện

Kẽm có tác dụng gì với da? mụn trứng cá là một trong những biểu hiện thường thấy của người thiếu kẽm. Khi tuyến bã nhờn bị tắc nghẽn làm các chất tiết bị tích tụ lại lỗ chân lông, khiến chúng trở nên sưng tấy đỏ, tình trạng viêm lỗ chân lông này sẽ làm da mặt bạn xuất hiện những vết mụn trứng cá.

Với chức năng của chất miễn dịch, kẽm giúp ngăn ngừa và kiểm soát tình trạng viêm lỗ chân lông, đặc biệt làm giảm lượng dầu mà da sản sinh, từ đó giúp lỗ chân lông trở nên thông thoáng, ngăn ngừa mụn xuất hiện.

Giúp vết thương trên da nhanh lành

Vết thương nhanh phục hồi khi bổ sung kẽm đầy đủ
Vết thương nhanh phục hồi khi bổ sung kẽm đầy đủ

Bổ sung nguyên tố vi lượng kẽm giúp vết thương mau chóng lành lặn. Vì sao vậy? Kẽm thúc đẩy quá trình thực hiện chức năng của enzyme trong cơ thể, đặc biệt là những enzyme ảnh hưởng đến quá trình lành lại của việc thương. Ngoài ra, kẽm còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vết thương tránh viêm nhiễm, quá trình tái tạo tế bào bịt chặt vết thương hở.

Chất chống oxy hóa

Bảo vệ làn da dưới tác động của môi trường
Bảo vệ làn da dưới tác động của môi trường

Kẽm hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các chất tự do, tránh sự phá hủy của tế bào, ngăn chặn các căn bệnh mãn tính. Đồng thời bảo vệ da tránh tác hại của tia UV, ô nhiễm từ môi trường, các chất khiến da lão hóa. 

Bổ sung kẽm vào cơ thể bao nhiêu là đủ?

Với những chia sẻ trên, hẳn bạn đã giải đáp phần nào thắc mắc “Kẽm có tác dụng gì với da”, thế nhưng bổ sung kẽm bao nhiêu mới đem đến hiệu quả tốt nhất. Tuyệt đối không được uống kẽm vô tội vạ, thừa kẽm sẽ dẫn đến các triệu chứng buồn nôn nhức đầu, đau bụng.

> bạn có biết Thừa kẽm có hại gì đối với sức khỏe con người?

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu bổ sung kẽm hàng ngày của nữ giới chỉ cần 9 mm/ngày và đối với nam giới là 11mm/ngày.

Không tự ý uống kẽm theo "phong trào"
Không tự ý uống kẽm theo “phong trào”

Một vài lưu ý nhỏ khi sử dụng kẽm:

Không sử dụng kẽm khi đang dùng thuốc kháng sinh, chúng cản trở việc hấp thụ kẽm.Tương tự, nếu dùng sắt với kẽm thì nên uống cách xa nhau, uống kẽm trước bởi sắt sẽ làm giảm việc hấp thụ kẽm vào cơ thể.

Hạn chế uống rượu bia, cà phê: những thức uống này khiến chúng ta đi tiểu nhiều và lượng kẽm sẽ bị bài tiết ra khỏi cơ thể nhanh hơn.

Không nấu quá chín: lượng kẽm sẽ giảm mất một nửa nếu như chúng ta nấu thực phẩm quá lâu.

Để cơ thể hấp thu kẽm được tốt nhất, nên uống kẽm sau bữa ăn, kèm với khoáng chất và một số vitamin khác như A, C, B6 và magnesium.