[Giải đáp] Ăn đu đủ có tác dụng gì?
Chẳng còn xa lạ với bất kỳ người Việt Nam nào, đu đủ là loại quả xuất hiện trong rất nhiều bữa ăn ngon. Với hương vị thanh ngọt cùng nhiều dưỡng chất, đu đủ mang tới nhiều giá trị về dinh dưỡng và sức khỏe. Vậy cụ thể thì ăn đu đủ có tác dụng gì?
14 tác dụng của việc ăn đu đủ thường xuyên
Các chất dinh dưỡng có trong quả đu đủ mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng làm sao để tận dụng tối đa giá trị này? Hãy cùng khám phá những công dụng của đu đủ dưới đây:
1. Hỗ trợ tiêu hóa
Đu đủ có thể hỗ trợ tiêu hóa, giúp quá trình này được đẩy lên nhanh hơn. Sau mỗi bữa ăn, làm một vài miếng đu đủ sẽ giúp cảm giác no căng bụng nhanh chóng tiêu tan. Nhờ một vài loại axit có trong đu đủ mà hệ tiêu hóa hoạt động được tốt hơn.

Không chỉ thế, hàm lượng chất xơ có trong đu đủ cũng giúp ngăn ngừa khả năng mắc phải bệnh táo bón và giúp giải độc hệ tiêu hóa. Tuy nhiên lạm dụng việc ăn đu đủ quá mức có thể làm phản tác dụng.
2. Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể
Trong đu đủ có hàm lượng vitamin A, C, E lớn cùng nhiều vi khoáng chất như Kali, đồng, Magie. Không chỉ thế, hàm lượng chất chống oxy hóa cũng rất cao. Nhờ những dưỡng chất này khi được nạp vào cơ thể sẽ bổ sung năng lượng, cải thiện sức đề kháng.
3. Ăn đu đủ giúp giảm viêm
Hai loại Enzym là Papain và Chymopapain có tác dụng rất lớn trong việc giảm viêm, chống viêm, giảm khả năng mắc phải các bệnh mãn tính. Bên cạnh đó, chúng có thể hỗ trợ ngăn ngừa việc mắc phải các bệnh viêm khớp, thấp khớp, phù nề và ngay cả bệnh gout,… Tất nhiên, trong quả đu đủ có cả 2 loại enzym tuyệt vời này.
4. Cải thiện hệ miễn dịch
Nhờ các dưỡng chất trên mà ăn đu đủ giúp cải thiện hệ miễn dịch rất tốt. Khả năng giảm viêm, chống viêm giúp hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Cùng với đó, các dưỡng chất giúp sức đề kháng tăng lên, tiêu diệt vi khuẩn. Điều này giúp tạo ra lá chắn trước những tác nhân gây hại, nhất là đối với những bệnh cảm cúm thông thường, ho, sốt,…

Điều này có vai trò quan trọng đối với mọi người, nhất là trẻ nhỏ. Bởi trẻ nhỏ đang trong quá trình phát triển, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, rất dễ bị virus xâm nhập. Ăn đu đủ thường xuyên giúp cải thiện hệ miễn dịch, giúp bé khỏe mạnh và an toàn hơn trước những tác nhân gây bệnh.
5. Ngăn ngừa bệnh về tim mạch
Đu đủ giàu chất xơ, kali và một số khoáng chất khác. Những chất này giúp làm giảm lượng cholesteron xấu trong cơ thể, giảm mỡ máu và lượng mỡ thừa bám trong thành mạch. Từ đó, hạn chế nguy cơ bị xơ vữa động mạch và hàng loạt các bệnh liên quan đến tim mạch khác như tắc nghẽn mạch.
6. Hạn chế cục máu đông
Cục máu đông trong mạch có thể làm chậm tuần hoàn máu, tăng huyết áp, tắc nghẽn mạch. Điều này cực kỳ nguy hiểm khi mà máu không được lưu thông tốt. Thật may mắn là trong đu đủ có một chất là Fibrin. Chất này giúp đánh vỡ, làm tan cục máu đông trong cơ thể, giúp tuần hoàn máu tốt hơn.
7. Phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới
Đây là một căn bệnh khá phổ biến ở nam giới, nhất là những người khi vào tuổi trung niên. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có tới 47.000 người được chuẩn đoán mắc phải căn bệnh này và số người tử vong chiếm 1/4, lên tới gần 12.000 người.

Một chế độ dinh dưỡng giàu chất beta-carotene sẽ giúp ngăn ngừa, hạn chế mắc phải căn bệnh quái ác này ở nam giới (Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Cancer Epidemiology and Prevention Biomarkers). Và trong đu đủ cũng chứa một hàm lượng không nhỏ chất này. Vì thế, hãy xem xét và thay đổi, thêm đu đủ vào danh sách thực phẩm của gia đình bạn nhé.
8. Ăn đu đủ giúp giảm stress
Áp lực trong cuộc sống và công việc hàng ngày khiến cho cơ thể tiết ra loại hoocmon gây stress. Trong đu đủ có vitamin C giúp điều hòa lượng hoocmon này, giúp cơ thể thư giãn, thoải mái và giảm stress.
9. Tăng cường thị lực
Ăn đu đủ có tác dụng gì? Tăng cường thị lực là một trong số đó. Hàm lượng vitamin A – một chất rất tốt cho mắt có rất nhiều trong đu đủ. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với việc ăn đu đủ sẽ giúp ngăn ngừa rất nhiều bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng,..
10. Ăn đu đủ có tác dụng giảm cân
Ăn đu đủ có giảm cân được không? Câu trả lời là có, thậm chí cực tốt. Hàm lượng chất xơ cùng chất dinh dưỡng có trong đu đủ sẽ giúp bạn no lâu, không nhanh bị đói. Kể cả giảm khẩu phần ăn xuống thì cơ thể vẫn đủ năng lượng để hoạt động, không mang tới cảm giác uể oải.

11. Giảm đau khi tới kỳ kinh nguyệt
Nếu thấy đau khi đến tháng, để giảm đau và ngăn chuột rút các chị em nên ăn quả đu đủ. Bởi theo Ths.Lưu Liên Hương, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho hay: “Enzyme papain trong đu đủ giúp lưu thông máu tốt hơn trong chu kỳ kinh nguyệt”. (Nguồn: Soha)
12. Làm đẹp da
Đu đủ giúp làm đẹp da. Các vitamin cùng chất chống oxy hóa giúp ngăn cản những tổn thương về da, làm giảm nếp nhăn. Đồng thời, ăn đu đủ thúc đẩy sản sinh ra colagen, giúp da căng mịn, săn chắc. Thêm vào đó, đu đủ còn cung cấp ẩm cho làn da, hạn chế bệnh vảy nến, khô da,…
13. Ăn đu đủ tăng kích thước vòng 1
Ăn đu đủ có giúp tăng vòng 1 không? Với những ai đang tự ti về vòng 1 “sân bay” của mình thì có thể tham khảo đu đủ. Trong đu đủ có chất enzym Papain kích thích cơ thể sản sinh estrogen làm tăng kích thước vòng 1. Hàm lượng chất này ở trong đu đủ xanh cao hơn đu đủ chín nên bạn có thể làm các món ăn từ đu đủ xanh để đa dạng thực đơn.

14. Tốt cho bà bầu
Ăn đu đủ giúp cho bà bầu tránh được rất nhiều phiền toái trong quá trình mang thai như táo bón, nóng trong, thiếu vitamin và dưỡng chất, tăng cân vượt trội, các bệnh vặt,.. Bởi trong khoảng thời gian này, chỉ mắc phải cảm cúm hay thiếu chất dinh dưỡng sẽ khiến ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Một số lưu ý khi ăn đu đủ
- Đối với bà bầu: Tuyệt đối không được ăn đu đủ xanh và không sử dụng đu đủ trong những tháng đầu của thai kỳ bởi chúng sẽ gây tác động xấu đến sức khỏe thai nhi, thậm chí sảy thai.
- Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: Không nên cho bé ăn đu đủ. Bởi hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, các axit và nhựa có trong đu đủ sẽ khiến bé gặp rắc rối về tiêu hóa như tiêu chảy.
- Những người mắc bệnh về đường hô hấp, bị bệnh loãng máu, mắc bệnh thận, đang có vấn đề về dạ dày ruột, người cơ địa dị ứng; người đường huyết thấp, bị tiêu hóa kém hay đang tiêu chảy,… cũng không nên ăn đu đủ.
- Không nên lạm dụng đu đủ. Hãy lên thực đơn dinh dưỡng của mình và thay đổi các loại hoa quả, trái cây để giúp cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng nhé.
- Không ăn hạt đu đủ: Bởi chúng có carpine – nếu hấp thụ một lượng lớn sẽ gây ra rối loạn mạch đập, suy nhược hệ thần kinh.
- Không ăn đu đủ lúc đói: Các axit có trong đu đủ có thể kích thích, tăng tiết dịch tiêu hóa gaay ảnh hưởng xấu đến dạ dày.
Ăn đu đủ lúc nào là tốt nhất?
Với nhiều công dụng và dưỡng chất thì đâu mới là thời điểm vàng để ăn đu đủ? Bạn có thể ăn đu đủ vào bữa sáng, bữa trưa, bữa tối hay bữa phụ của mình đều được. Thời điểm ăn đu đủ tốt nhất là sau mỗi bữa ăn chính. Chúng sẽ hỗ trợ tiêu hóa, lại mang tới cảm giác no lâu, giúp bạn luôn cảm thấy thoải mái.

Nếu bạn đang ở chế độ ăn kiêng thì nên sử dụng một ly sữa hoặc một ly bột yến mạch ngũ cốc trước. Sau đó mới ăn đu đủ. Có thể cắt miếng hoặc làm salad hay nước ép đu đủ đều được.
Như vậy, với thông tin trên chắc hẳn bạn đã có đáp án cho câu hỏi “Ăn đu đủ có tác dụng gì?”. Hãy lưu trang và thường xuyên lên website thucphamgiaukem.com để cập nhật thông tin sức khỏe cho mình và người thân nhé!
Bạn nên xem: