Đi tìm lời giải đáp kẽm có tác dụng gì với trẻ?

0

Mỗi ngày cơ thể của chúng ta chỉ cần một lượng nhỏ kẽm tuy nhiên chúng lại mang chúng lại đóng vai trò sinh học rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Vậy chính xác kẽm có tác dụng gì với trẻ, nếu có cùng thắc mắc thì hãy đọc ngay bài viết sau của Thực phẩm giàu kẽm nhé!

Kẽm có tác dụng gì với trẻ

+ Tăng trưởng và phát triển cơ thể: Vi chất kẽm tham gia vào thành hần của hơn 300 enzym trong cơ thể, chất xúc tác trong quá trình tổng hợp DNA, RNA và phân chia tế bào, cơ thể thiếu kẽm sự phân chia tế bào sẽ diễn ra không được bình thường làm chậm quá trình phát triển cơ thể về chiều cao, cân nặng, rối loạn xương, dậy thì muộn và ảnh hưởng đến chức năng sinh dục.

Kẽm có tác dụng gì đối với trẻ? Đó là tăng cường hệ miễn dịch, sức khỏe đồiào
Kẽm có tác dụng gì đối với trẻ? Đó là tăng cường hệ miễn dịch, sức khỏe đồiào

Bên cạnh đó khi thiếu kẽm, chức năng vị giác và khứu giác của trẻ bị ảnh hưởng, làm trẻ rối loạn vị giác, ăn không ngon, biếng ăn kéo dài, giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, thời gian kéo dài làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cơ thể. Từ đó, trẻ dễ mắc phải các căn bệnh còi xương, suy dinh dưỡng. Nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí nào của trẻ, gây ra hậu quả nghiêm trọng.

+ Tăng cường hệ miễn dịch: Kẽm làm tăng khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh, nhanh hồi phục vết thương. Việc có một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp cho trẻ thỏa sức khám phá, học tập mà không lo bị ốm vặt. Khi thiếu kẽm sẽ dẫn đến tổn thương hệ miễn dịch của trẻ, làm giảm chức năng của tế bào miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, gây nguy cơ tăng cao suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ.

+ Tăng cường phát triển trí não. Sẽ ít ai biết được rằng kẽm có thể “điều chỉnh khả năng kích thích trí não”. Việc được bổ sung đầy đủ kẽm sẽ giúp trẻ có khả năng học hỏi và tư duy tốt hơn trong mọi trường hợp từ lúc ngồi ghế nhà trường cho đến khi ra ngoài khám phá cuộc sống, thiên nhiên đầy thú vị. Nhưng nó cũng là con dao hai lưỡi. Kẽm là vi chất tốt nhưng quá nhiều thì nó sẽ là một chất kịch độc với não. Chính vì thế mà các nhà khoa học gọi nó là “Ngựa đen của não” (The brain’s dark horse)

Ngoài ra, kẽm còn tham gia vào hoạt động của các enzyme, trong quá trình nhân bản AND và tổng hợp protein, tham gia hoạt động vào một số hormone, làm tăng chuyển hóa glucose của insulin…

Nguồn thực phẩm cung cấp kẽm

+ Ngũ cốc: loại thực phẩm này cực kỳ giàu kẽm từ dạng nguyên hạt đến dạng cám, mẹ có thể chế biến thành bánh, các loại soup cho các bé sử dụng hàng ngày, sẽ rất tốt cho sức khỏe.

+ Các loại hạt: hạt điều, hạt vừng, hạt óc chó, đậu phộng, hạnh nhân… mẹ có thể chế biến thành món chè, cháo, sử dụng bột hạt vừng để làm bánh.

+ Thịt: bao gòn những loại thịt như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt gà.

+ Động vật có vỏ: tôm hùm, hến, cua, sò, hàu…

+ Trái cây: lựu, bơ…

+ Các loại rau: đậu nành, đậu hà lan, măng tây, bí ngô, đậu lima, rau chân vịt,, nấm trắng

Lượng kẽm có trong mỗi thực phẩm không giống nhau nên cần ước lượng hàm lượng dinh dưỡng thích hợp với trẻ nhất. Theo nghiên cức của các chuyên gia, việc bổ sung kẽm đối với trẻ mỗi ngày là 8 mg (với trẻ 1-3 tuổi), 12 mg (đối với trẻ từ 4-8 tuổi)…

Hãy bổ sung kẽm một cách khoa học, tránh dồn ép, bổ sung quá liều
Hãy bổ sung kẽm một cách khoa học, tránh dồn ép, bổ sung quá liều

Tuy nhiên, các đấng sinh thành lưu ý, không nên tùy tiện bổ sung kẽm cho trẻ một cách thái quá, dẫn đến hạu quả khôn lường. Nếu nạp quá nhiều kẽm vào cơ thể, sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn như đau bụng, đau đầu, tiêu chảy, ói mửa, buồn nôn, thậm chí là ngộ độc…ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của trẻ. Không ít trường hợp do làm dụng kẽm mà để lại những hậu quả khó lường không chỉ hiện tại mà còn cả tương lai.

Hy vọng, với những thông tin về việc kẽm có tác dụng gì với trẻ đã hỗ trợ phần nào đó cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc và nuôi dạy con sao cho trẻ phát triển đồng bộ và toàn diện hơn.

Theo Wikipedia