Chơi cùng trẻ – Những trò chơi mà ba mẹ nên biết

0

Cuộc sống ngày càng bận rộn khiến cho nhiều bậc phụ huynh quên mất rằng những đứa trẻ của họ luôn cần được quan tâm, chăm sóc không chỉ về vật chất mà còn cả tinh thần. Với chúng, chẳng có gì tuyệt vời bằng việc được chơi cùng bố mẹ. Nhân dịp dịch covid được nghỉ, hãy tranh thủ thời gian tìm hiểu những trò chơi này và chơi cùng trẻ nhé!

Tầm quan trọng của việc bố mẹ chơi cùng trẻ

Theo một bài viết của tiến sĩ Jack Shonkoff – Đại học Harvard (Hoa Kỳ) được công bố trên trang chủ của Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) thì những năm đầu đời là thời điểm quan trọng nhất đối với trẻ. Bởi đây là giai đoạn trẻ phát triển nhận thức với môi trường, xã hội, tư duy cuộc sống tốt nhất. Và mối quan hệ và ảnh hưởng từ hành động của những người xung quanh, nhất là cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp theo đúng nghĩa đen đến sự phát triển của não bộ.

Chơi cùng trẻ là điều mà ba mẹ nên làm và phải làm
Chơi cùng trẻ là điều mà ba mẹ nên làm và phải làm

Và nền tảng ban đầu đó ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động sau này của con bạn, bao gồm việc học tập, sức khỏe thể chất và tinh thần. Điều quan trọng rằng, bố mẹ chính là người ảnh hưởng nhiều nhất đến các bé. Dành thời gian chơi với trẻ cũng là cách để gần gũi, chăm sóc, hiểu được suy nghĩ của con hơn. Bên cạnh đó có thể giúp bé phát triển một cách toàn diện hơn.

Những trò chơi ba mẹ nên biết để chơi cùng con

Cách gần gũi với con mình nhanh nhất chính là chơi cùng con. Chơi là thử thách – Chơi là khám phá – Chơi là cố gắng để đạt được điều gì đó. Những trò chơi lành mạnh sẽ phát triển đồng thời cả sức khỏe thể xác và sức khỏe trí óc. Dưới đây là một số gợi ý của chúng tôi để bạn có thể dành thời gian và chơi với con:

Trò chơi sắp xếp, phân loại đồ vật

Trò chơi này rất đơn giản, phù hợp với các bé từ 2-5 tuổi. Đây là độ tuổi đang tiếp thu mọi thứ, mọi hình ảnh từ bên ngoài vào trong bộ não, và khả năng ghi nhớ cũng là tốt nhất. Việc chơi trò chơi này giúp bé nhận biết được nhiều đồ vật hơn, hiểu được các thuộc tính của đồ vật thông qua lời giải thích của cha mẹ.

Trò chơi sắp xếp đồ vật giúp trẻ nhận biết được nhiều điều hơn
Trò chơi sắp xếp đồ vật giúp trẻ nhận biết được nhiều điều hơn

Trò chơi này rất đơn giản. Bố mẹ đưa cho trẻ nhiều đồ vật khác nhau, sau đó đố bé sắp xếp được các đồ vật có hình dạng khác nhau về chung một nhóm, như những chiếc oto khác kích thước, những món đồ trong bộ đồ chơi nấu ăn hay những con búp bê,…. Khi hoàn thành bé sẽ được thưởng một món quà là kẹo bánh hoặc một phần thưởng mà bé thích.

Trong quá trình chơi, bạn có thể hướng dẫn bé phân những món đồ có điểm chung về với nhau và giải thích cho bé về công dụng, màu sắc,…

Trò chơi đóng kịch

Hẳn là hồi bé ai cũng muốn được bố mẹ hay ông bà kể cho những câu chuyện cổ tích như tấm cám, lọ lem, nàng bạch tuyết và 7 chú lùn,… Thậm chí còn nghe đi nghe lại, ngay cả tôi cũng thế. Vậy tại sao không lấy ra một đoạn để cùng trẻ đóng vai. Điều này sẽ kích thích trí tưởng tượng của trẻ phát triển.

Ba mẹ chỉ cần chuẩn bị một vài đạo cụ hoặc có thể mang những bộ đồ chơi của trẻ như đồ chơi nấy ăn, bộ y tế ra để chơi cùng trẻ.

Vẽ hoặc nặn những thứ mình thích

Bạn có thể thấy rằng trẻ rất thích nghịch bút, vẽ những nét nguệch ngoạc lên trang giấy để thể hiện ý tưởng của mình. Đừng ngần ngại sắm một hộp sáp màu, một vài cái bút chì để cùng trẻ vẽ ra những gì yêu thích. Thậm chí thông qua những bức tranh này, bạn có thể học được nhiều điều để quan tâm con trẻ hơn đó. Bởi mỗi bức tranh đơn thuần là thể hiện sự mong muốn của trẻ.

Trò chơi tiếp sức

Nghe có vẻ như trò chơi này mang thuần tính thể chất nhưng không phải. Có rất nhiều trò chơi tiếp sức, như chạy tiếp sức là trò chơi vận động thể chất, kể chuyện tiếp sức là trò chơi vận động trí tưởng tượng và suy nghĩ logic của trẻ. Hãy kết một đoạn truyện mở đầu sau đó hãy gợi ý để trẻ kể đoạn sau của câu chuyện với trí tưởng tượng của trẻ.

Trò chơi vận động giúp trẻ khỏe hơn
Trò chơi vận động giúp trẻ khỏe hơn

Trò chơi trốn tìm

Một trò chơi dân gian mà không thể bỏ qua, đó chính là trò chơi trốn tìm. Hay trò mèo đuổi chuột. Hay trò chơi tìm những tính từ, động từ hay từ cho sẵn trong một bài viết. Nhiều trẻ chơi sẽ cạnh tranh nhau xem ai nhanh hơn, đúng nhiều hơn.

Trò chơi ngón tay

Hai bàn tay thể hiện các vùng trên não bộ của chúng ta, rèn luyện các thao tác với bàn tay rất có lợi cho sự phát triển của não bộ. Cho trẻ quan sát một số trò chơi bằng ngón tay như tạo hình con chim, con chó… để trẻ động não, động tay, có thể vừa vận động các ngón tay vừa hát những bài bé thích thú.

Trò chơi quan sát

Quan sát sự chuyển động của thiên nhiên luôn mang đến một sức hút vô cùng lớn đối với trẻ. Xem hạt nảy mầm như nào? Quan sát sự phát triển của một cái cây nữa? Điều này khiến trẻ vô cùng tò mò. Bạn có thể chuẩn bị một hộp xốp với một vài hạt đỗ đen, đỗ xanh hay đỗ tương rồi cùng trẻ trồng cây. Loại cây này sinh trưởng rất nhanh, sẽ giúp bé quan sát được rõ hơn sự phát triển của cây hơn.

Trò chơi quan sát rất tốt cho trí tuệ của trẻ
Trò chơi quan sát rất tốt cho trí tuệ của trẻ

Bên cạnh việc quan sát sự phát triển của thiên nhiên, đưa trẻ đi du lịch, tham quan, xem các chương trình biểu diễn cũng giúp trẻ có cái nhìn tốt hơn về cuộc sống xung quanh.

Chơi cờ vua, cờ tướng

Đây là trò chơi phát triển trí tuệ cực kỳ tốt. Nó đòi hỏi sự tính toán, nhìn nhận vấn đề một cách cẩn thận và kỹ càng. Bởi thế, khi chơi trò chơi này, bố mẹ không nên chơi hờ hững hoặc giả vờ thua để lấy lòng trẻ. Hãy chơi và hướng dẫn trẻ cách chơi, cách nhìn nhận ra nước cờ của đối thủ, từ đó hình thành tư duy logic cho trẻ.

Cha mẹ cần dành thời gian chơi cùng trẻ, vừa làm phong phú cuộc sống của con vừa giúp con rèn luyện năng lực trí tuệ. Trẻ con cũng rất nhạy cảm và thất vọng nếu cha mẹ chơi giả vờ, hờ hững. Đây chính là lúc để gần và hiểu con bên cạnh những khoảng thời gian bận rộn lo toan cuộc sống.

Có thể bạn nên xem: