Cây sâm đất: Nguồn gốc, phân loại, công dụng và cách sử dụng

0

Cách đây không lâu, chính quyền huyện Bát Xát (Lào Cai) đã ra quyết định nghiêm cấm người dân bán cây sâm đất non. Đây là loại cây gì mà lại quý đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu về loài cây này nhé!

Cây sâm đất là gì?

Cây sâm đất là loại cây thân thảo thấp, mọc đứng, thân nhẵn, chủ yếu phân phối ở các khu vực địa hình núi do không khí quanh năm mát mẻ, dễ sinh trưởng và cũng chưa có sự tác động nhiều của con người.

Hình ảnh cây sâm đất
Hình ảnh cây sâm đất

Lá sâm đất khá lớn, từ 5-7cm hình trái xoan có màu xanh đậm. Phần cuống lá thon lại, các lá mọc so le nhau để tránh che mất ánh sáng của nhau. Nếu chú ý một chút sẽ thấy phần mép lá hơi gợn sóng mềm mại.

Khi đến mùa, cây sâm đất sẽ nở hoa màu tím nhạt vô cùng đẹp. Đến khi hoa tàn thì sẽ lộ ra những quả sâm màu xanh, lúc chín sẽ có màu nâu đất.

Mùa sâm đất vào thời điểm nào?

Tháng 6-tháng 7 là khoảng thời gian mà sâm đất trổ hoa vô cùng đẹp. Đến lúc hoa tàn vào tháng 9-10, những quả sâm đất chín màu nâu đất bắt đầu xuất hiện cũng là thời điểm bắt đầu có thể thu hoạch.

Nếu chỉ thu hoạch lá để làm rau xanh thì bạn có thể thu hái quanh năm. Còn với củ sâm đất thì bạn sẽ phải đợi tới 3 năm. Sau thời gian này, củ đã đủ lớn và có đầy đủ dược chất để có thể thu hoạch.

Các loại sâm đất hiện có ở Việt Nam

Sâm đất có mấy loại? Đây là câu hỏi mà khá nhiều người phân vân khi tìm hiểu về loại sâm đất này. Có rất nhiều cách chia, nhưng dựa vào nguồn gốc xuất xứ, chúng tôi chia sâm đất làm 3 loại:

Cây sâm đất Việt Nam

Việt Nam cũng có 1 loại sâm đất, đó chính là sâm Ngọc Linh – được trồng tại núi Ngọc Linh. Đây là loại sâm vô cùng quý, được liệt vào danh sách quốc bảo của nước ta. Theo nhiều nghiên cứu  thì loại sâm này có dược chất còn nhiều hơn cả sâm Hàn Quốc.

Sâm Ngọc Linh được coi là quốc bảo của Việt Nam
Sâm Ngọc Linh được coi là quốc bảo của Việt Nam

Cây sâm đất Mỹ

Loại sâm đất này xuất xứ từ Trung Mỹ, họ nhà mồng tơi. Vì thế, cũng có một số người gọi loại này là sâm mồng tơi. Loại sâm này có khá nhiều dưỡng chất quý, chủ yếu được làm thuốc và thức ăn.

Loại sâm đất từ Mỹ có thể ăn cả lá
Loại sâm đất từ Mỹ có thể ăn cả lá

Cây sâm đất xuất xứ Trung Quốc

Cây sâm đất (hay một số nơi gọi là hoàng sin cô, địa tàng sâm,..) là loại sâm có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập vào trồng ở Việt Nam những năm cuối của thế kỷ trước. Loại sâm này được trồng nhiều nhất ở Lào Cai.

Sâm đất Lào Cai ăn củ có vị ngọt, mát
Sâm đất Lào Cai ăn củ có vị ngọt, mát

Loại sâm này rất nổi tiếng, có bề ngoài khá giống củ khoai nên nhiều người gọi là khoai sâm. Khi bổ ra, củ có màu trắng trong hoặc vàng nhạt, có mùi thơm nhẹ như mùi nhân sâm. Loại này có thể ăn sống, có vị ngọt nhẹ, nhiều nước và giòn hơn củ đậu. Đặc biệt khi nấu canh xương thì lại càng rõ mùi hương, củ dẻo và ngọt nước.

Tác dụng của cây sâm đất

Cây sâm đất có công dụng gì? Đây chắc hẳn là thắc mắc được nhiều người chú ý nhất. Loại sâm đất này có rất nhiều công dụng, nhưng chủ yếu có một số công dụng nổi bật dưới đây:

  • Cải thiện chức năng của thận
  • ĐIều trị bệnh sỏi thận
  • Bồi bổ cơ thể, giảm mệt mỏi
  • Giảm cholesterol xấu, giảm cân hiệu quả
  • Điều trị ho, đờm
  • Ổn định đường huyết
  • Tác dụng nhuận tràng, điều trị táo bón, trĩ
  • Tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát gan
  • Điều trị bệnh huyết áp cao
  • Giải độc, cải thiện chức năng gan
  • Cải thiện huyết áp tim mạch.
  • Mạnh gân xương, điều trị các bệnh về xương khớp.
  • Trị mụn

Cách sử dụng cây sâm đất

Tùy thuộc vào từng loại sâm đất thì bạn sẽ có những cách sử dụng phù hợp.

Loại sâm đất Lào Cai (hay củ Hoàng sin cô, khoai sâm) rất dễ chế biến thành món ăn. Bạn có thể ăn trực tiếp, cảm nhận được hương giống nhân sâm, giòn, ngọt, nhiều nước. Hoặc một cách nữa là nấu canh xương. Khoai sâm nấu canh thì tuyệt vời. Củ hầm lên khá dẻo, ngọt, thơm, khiến người thưởng thức chắc chắn phải khen nức tiếng

Loại sâm đất Mỹ có họ mồng tơi và sâm đất Việt Nam cũng có nhiều cách chế biến khác nhau. Trong Đông y, đây là một thành phần thuốc vô cùng quý. Còn trong dân gian, mọi người chủ yếu sẽ phơi khô và ngâm rượu phần củ. Còn phần lá sẽ đun nước uống hoặc có thể nấu canh sâm đất.

Ngâm rượu sâm đất có lẽ là cách sử dụng được nhiều người ưa chuộng
Ngâm rượu sâm đất có lẽ là cách sử dụng được nhiều người ưa chuộng

Lưu ý khi sử dụng sâm đất

Do có nhiều dược chất có trong sâm đất nên không phải ai, không phải độ tuổi nào cũng có thể sử dụng loại sâm này. Bởi thế, trước khi sử dụng, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia để đảm bảo an toàn.