Mẹo vặt: Cách trị mọt gạo nhanh, hiệu quả, an toàn
Gạo để lâu ngày rất hay gặp tình trạng mối mọt làm ảnh hưởng đến chất lượng, hương vị tự nhiên. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng tương tự đừng lo lắng. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách trị mọt gạo tại nhà đơn giản, hiệu quả.
Mọt gạo là gì? Nguyên nhân dẫn đến gạo bị mối mọt
Mọt gạo là một trong những loại côn trùng thoạt nhìn chúng có màu nâu đen nhưng nhìn kỹ có màu ánh cam đỏ. Mọt gạo không phải do gạo cũ tạo thành, chúng được sinh ra từ những quả trứng đã có sẵn trên gạo trong giai đoạn thu hoạch. Sau một thời gian cùng điều kiện thích hợp những quả trứng này nở thành mọt.
Mọt gạo có độc không? Mọt gạo không phải côn trùng độc hại cho sức khỏe con người. Mối mọt chỉ tấn công làm hỏng gạo. Tuy nhiên, gạo bị nhiễm mọt ảnh hưởng đến hương vị, chất lượng và giá trị dinh dưỡng.
Tình trạng mọt gạo xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do:
- Gạo để nơi ẩm ướt, không thoáng khí.
- Gạo để quá lâu.
- Gạo bị nhiễm bệnh, bị bẩn.
- Bảo quản gạo không đúng cách.
Những nguyên nhân trên đều tạo điều kiện lý tưởng để mọt sinh sôi nảy nở. Sự hiện diện của chúng được phát hiện dựa trên các dấu hiệu có lỗ tròn trên hạt gạo. Để gạo ở nơi không thoáng khí, ẩm thấp khiến hạt gạo ẩm ướt là điều kiện tích hợp để mọt sinh nở, phát triển.
Cách trị mọt gạo hiệu quả nhanh chóng
Đuổi mọt gạo bằng tỏi, ớt
Cách trị mọt gạo đơn giản nhất là sử dụng tỏi, ớt. Đây không chỉ là một loại gia vị mà còn đuổi mọt gạo hiệu quả. Bạn chỉ cần cho một vài quả ớt đã tách hạt vào thùng chứa gạo. Mùi cay nồng của ớt khiến cho mối mọt cảm thấy khó chịu và bỏ đi, Đây là một trong những cách trị mọt giúp gạo luôn sạch, không bị mối mọt tấn công.
Ngoài ra, tỏi cũng có công dụng ngăn chặn sự xâm nhập, sinh sôi của mối mọt. Để có thể giữ gạo được lâu bạn có thể để vài tép tỏi đã bóc vỏ trên lớp gạo, Số lượng tỏi ít hay nhiều phụ thuộc vào số lượng gạo bạn muốn bảo quản.
Diệt mọt gạo bằng tủ lạnh
Cách trị mọt gạo tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn rất đơn giản, chính là sử dụng tủ lạnh. Việc bảo quản gạo trong tủ lạnh giúp tiêu diệt, ngăn chặn trứng mối mọt sinh sôi phát triển. Vì vậy, trước khi cho gạo vào thùng bạn hãy để gạo trong tủ lạnh khoảng 4-5 ngày nhé. Lưu ý, không để gạo ở những nơi có độ ẩm cao hoặc có ánh nắng trực tiếp của mặt trời chiếu vào. Nắng và độ ẩm là tác nhân khiến gạo bị giảm chất lượng, ảnh hưởng đến hương vị, hàm lượng dinh dưỡng của gạo.
Trị mọt gạo bằng muối trắng
Ngoài ra, bạn có thể trị mọt gạo bằng muối trắng tại nhà cũng rất hiệu quả. Sử dụng 1 thìa cafe muối cho 1kg gạo và để trong vòng 24 giờ. Các iron natri trong muối sẽ cản trở chất độc thần kinh của mọt khiến chúng bỏ đi. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều muốn khiến gạo mặn và làm gạo dễ bị ẩm.
Phơi gạo dưới ánh nắng mặt trời
Đuổi mọt gạo bằng cách phơi dưới ánh nắng mặt trời là một trong những phương pháp hiệu quả được rất nhiều người lựa chọn. Mọt gạo là loại côn trùng không ưa nắng và nóng, khi gặp ánh nắng mặt trời trong nhiều giờ chúng sẽ không chịu nổi và bò ra ngoài. Lúc này bạn hãy gom chúng lại và xử lý.
Xử lý mọt gạo bằng máy sấy tóc
Nếu bạn không có thời gian phơi gạo dưới ánh nắng mặt trời có thể áp dụng phương pháp sử dụng máy sấy tóc. Hãy phân bố gạo đều trên một mặt phẳng. Sau đó sử dụng nhiệt độ cao từ máy sấy tóc để làm khô gạo. Sức nóng của máy sấy tóc khiến mọt không thể sống sót và bò lên bề mặt gạo. Khi đó, bạn chỉ cần gom lại và xử lý chúng bằng chất diệt côn trùng hoặc đốt.
Đuổi mọt gạo bằng rượu trắng
Sử dụng rượu trắng đúng cách cũng là cách trị mọt gạo hiệu quả. Rượu khá lành tính, không hăng như tỏi, không nóng như ớt nên phù hợp để đuổi mọt. Cách làm rất đơn giản: Đặt ly rượu vào thùng gạo cao hơn mặt gạo. Sau đó đổ vào ly khoảng 50gr rượu trắng nhưng không đậy nắp. Bạn sẽ hoàn toàn bất ngờ bởi mọt gạo sẽ hoàn toàn biến mất chỉ sau 1-2 ngày. Và đặc biệt, rượu có khả năng bay hơi không làm ảnh hưởng đến hương thơm sẵn của gạo.
Những lưu ý cần biết khi bảo quản gạo
Chọn đúng vật dụng để đựng gạo
Sau khi sàng sảy và bảo quản gạo trong tủ lạnh ít ngày bạn có thể đổ gạo vào thùng đựng đã được diệt khuẩn. Có rất nhiều loại thùng đựng gạo được thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng khi lấy gạo ra sử dụng. Ngoài ra, gạo có đặc tính khô, không chịu nước. Vì vậy hãy bảo quản gạo trong lọ bằng nắp thủy tinh có nắp kín hoặc nắp bằng kim loại. Có thể sử dụng những loại hộp dự trữ thực phẩm chuyên dụng được thiết kế đặc biệt với chiếc vòng cao su xung quanh nắp nhằm đảm bảo độ kín hơi.
Vệ sinh vật dụng đựng gạo
Thùng đựng gạo là nơi trú ẩn lý tưởng nhất của mối mọt gạo. Dù bạn có bỏ phần gạo đã bị nhiễm khuẩn trước đó thì trứng của chúng vẫn có thể tồn tại ở phía dưới đáy thùng. Vậy nên, hãy thường xuyên rửa sạch, vệ sinh thùng đựng gạo, phơi khô trước khi cho gạo vào.
Khi phát hiện gạo bị mối mọt
Khi phát hiện gạo mối mọt hãy đổ gạo ra một tấm nylon rồi tãi mỏng gạo. Mọt gạo sẽ bò ra khỏi gạo lúc đó bạn hãy tìm cách tiêu diệt chúng. Đối với phần gạo không bị mọt bạn có thể bảo quản trong túi ni lông kín. Riêng phần gạo không biết có bị nhiễm mọt hay không thì hãy bảo quản trong tủ lạnh 4-5 ngày để tiêu diệt trứng, mọt nhé!
Trên đây là nguyên nhân dẫn đến mọt gạo và một số phương pháp trị mọt gạo hiệu quả. Hi vọng với những chia sẻ của chúng tôi giúp bạn khắc phục tình trạng mọt gạo.