Cách sơ chế nha đam đúng chuẩn hết đắng, hết nhớt
Nha đam là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, giúp duy trì vóc dáng và làm đẹp da. Tuy nhiên, rất nhiều người lo ngại bởi cách sơ chế nha đam nha đam không đúng khiến chúng rất nhớt, thậm chí có vị đắng nếu không biết làm đúng cách. Cùng tìm hiểu một số mẹo nhỏ để loại bỏ vị đắng, nhớt của nha đam nha!
Nha đam là gì?

Nha đam còn có tên gọi khác là lô hội. Đây là một loại cây có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Chúng có thể được ứng dụng chế biến thành nhiều món ăn, thức uống giúp giải nhiệt, thơm ngon. Khoa học đã chứng minh trong nha đam có rất nhiều thành phần dinh dưỡng như: vitamin A, C, C, B1 và rất nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe như: canxi, kali, kẽm, crom,… Trong phần thịt trong suốt của nha đam còn có nhiều giá trị dinh dưỡng có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, hỗ trợ tiêu hóa.
Tuy nhiên, để có được miếng nha đam thanh mát bạn cần biết cách sơ chế không chúng sẽ có vị đắng, nhớt khó ăn thậm chí gây ngứa ngáy.
Cách sơ chế nha đam hết đắng, hết nhớt

Sơ chế nha đam với nước muối
Bước 1: Cắt đầu đuôi
Sử dụng dao nhọn cắt bỏ phần đầu và đuôi lá sau đó rửa sạch bụi bẩn bên ngoài lá.
Bước 2: Gọt vỏ
Dùng dao gọt bỏ phần gai ở 2 bên cạnh lá nha đam, gọt sạch vỏ trên lưng lá theo chiều từ gốc tới ngọn. Úp lá nha đam lên thớt theo chiều ngọn lá quay vào lòng bàn tay. Đưa phần vỏ lá vào khe giữa dao gọt, tay phải cầm dao gọt, tay trái cầm vỏ lá kéo ngược chiều nhau. Cách gọt vỏ bằng dao 2 lưỡi này nhanh giúp thạch nha đam không bị dập.
Bước 3: Loại vỏ xanh
Sau đó đặt lá nha đam vừa gọt vỏ lên thớt, dùng dao loại bỏ 1 lần nữa những phần vỏ còn sót lại trên phần thịt lá. Việc loại bỏ phần vỏ xanh này giúp nha đam hết đắng.
Bước 4: Rửa sạch
Đem miếng thạch nha đam vừa gọt sạch vỏ rửa sạch nhiều lần để loại bỏ nhớt, mủ nha đam.
Bước 5: Cắt thành miếng
Nha đam sau khi được rửa sạch đặt lên thớt cắt thành từng miếng theo chiều ngang/ dọc tạo thành các hạt thạch nha đam có kích thước tùy ý. Tùy vào mục đích sử dụng mà cắt thành miếng lớn nhỏ khác nhau. Nếu sử dụng để nấu chè, làm nước uống thì có thể cắt hạt size 1-2 cm. Sau đó rửa lại nhiều lần đến khi nha đam hết nhớt.
Công đoạn này rất quan trọng bởi nha đam nếu không rửa sạch sẽ bị nhớt, đắng, có mùi hôi khó ăn. Công đoạn này bạn cho thạch nha đam vào rổ rửa liên tục dưới vòi nước chảy đến khi nào nha đam không còn nhớt nữa là hoàn thành.
Chú ý không nên sử dụng muối và chanh trong công đoạn này bởi nha đam sẽ có vị mặn của muối, vị chua của chanh làm ảnh hưởng đến hương vị sản phẩm.
Bước 6: Chần nha đam
Cho vào nồi 1,5 lít nước đun sôi sau đó cho nha đam đã cắt hạt lựu vào dùng muỗng khuấy đều đến khi nước bắt đầu sôi lại thì tắt bếp đổ nha đam ra rổ để ráo nước. Trong công đoạn này giúp loại bỏ Aloin A, B trong nha đam và làm nha đam không còn nhớt. Để nha đam giòn hơn, nha đam sau khi chần bạn vớt ra ngâm ngay vào tô nước đá trong 5 phút và vớt ra.
Cách sơ chế nha đam với đường
Nha đam bạn đem gọt sạch phần vỏ xanh bên ngoài, rồi cắt thành nhiều miếng nhỏ, sau đó cắt hạt lựu. Tiếp đó xóc thật đều nha đam với đường. Sau cùng, bạn cho nha đam vào hũ đựng thủy tinh có nắp đậy bảo quản trong tủ lạnh. Khi nào chế biến thì lấy ra sử dụng miếng nha đam lúc này thấm đường ngon ngọt, lại thanh mát.
Sử dụng nha đam trong cuộc sống
Cách làm nha đam đường phèn giải khát

Nha đam đường phèn là một trong những món giải khát được nhiều người yêu thích. Nha đam sau khi được sơ chế, nấu cùng đường phèn tạo nên món nước uống thanh mát, rất thích hợp với thời tiết mùa hè.
Làm nha đam mật ong đắp mặt dưỡng da

Ngoài ra, nha đam còn được sử dụng trong công nghệ làm đẹp, dưỡng da. Nha đam kết hợp với mật ong sẽ cho bạn một làn da tươi sáng mịn màng.
Lưu ý khi ăn nha đam sống

Nhựa cây nha đam là chất màu vàng ở bên trong phần lá, có nhiều chất độc không tốt cho sức khỏe. Nếu sử dụng một lượng lâu dài có thể gây co thắt dạ dày, nhịp tim không đều, ảnh hưởng đến thận, yếu cơ. Sử dụng liều cao 1g/ ngày có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Bởi vậy trong khi ăn nha đam tươi cần chú ý:
- Phụ nữ mang thai không nên sử dụng nha đam bởi sẽ làm kích thích co bóp tử cung gây sảy thai.
- Người bị rối loạn tiêu hóa: viêm ruột, bệnh crohn thì không sử dụng nha đam tươi.
- Những người dùng thuốc trị tim, tiểu đường, thận không dùng nha đam tươi vì có thể làm giảm tác dụng từ thuốc.
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách sơ chế nha đam hết nhớt, không đắng. Hi vọng với những chia sẻ này bạn có thể sơ chế nha đam đúng cách tạo nên những món ăn ngon cho gia đình. Ngoài ra, bạn đặc biệt chú ý đến một số trường hợp khi sử dụng nha đam để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé.