Cách làm tăng hệ miễn dịch cho bà bầu
Khi mang thai hormone trong cơ thể phái nữ sẽ có những thay đổi nhất định, hệ miễn dịch suy yếu dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, vi rút có hại so với bình thường. Cùng Thực phẩm giàu kẽm đi tìm hiểu cách làm tăng hệ miễn dịch cho bà bầu qua bài viết sau đây nhé!
>> Hệ miễn dịch là gì? Vai trò và cách tăng cường hệ miễn dịch tốt nhất
Chế độ ăn uống đầy đủ

Trong thời kỳ đầu mang thai, việc ốm nghén sẽ làm cho các bà bầu ăn uống khó khăn hơn bình thường, do vậy sẽ ảnh hưởng nhiều đến hệ miễn dịch làm sức khỏe của mẹ và bé đi xuống.
Để cơ thể bổ sung đầy đủ dưỡng chất làm tăng hệ miễn dịch, bà bầu cần chú ý những loại thực phẩm sau đây:
Thực phẩm giàu vitamin C: Bổ sung vitamin C là cách làm tăng hệ miễn dịch cho bà bầu hiệu quả, đồng thời phát triển chức năng của phổi trong quá trình phát triển của bào thai. Với vai trò quan trọng đó, bạn không thể bỏ qua việc cung cấp đầy đủ vitamin C qua bữa ăn hàng ngày từ những thực phẩm như: chanh, cam, ớt chuông, quả dâu, ngũ cốc, ổi, dứa, kiwi, đu đủ chín, dứa, nho…
Kẽm: Theo nghiên cứu của các chuyên gia, kẽm cực kỳ cần thiết trong quá trình mang thai của phụ nữ, tăng sức đề kháng, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn, vi rút gây bệnh, phát triển bạch cầu. Thịt gà, thịt bò, sò, lòng đỏ trứng gà, khoai lang, cùi dừa, kê, củ cải, đậu Hà Lan, bột mỳ… là những thực phẩm giàu kẽm, đừng quên thêm vào danh sách thực phẩm cần thiết cho hệ miễn dịch khỏe mạnh các bà bầu nhé!
Sắt: Thịt bò, thịt gà, mộc nhĩ, nấm hương, cần tây, củ cải, lá lốt, đu đủ, ngò, tim bò, tim gà, mực, lòng đỏ trứng gà… cho cơ thể khỏe mạnh, không bị mệt mỏi, choáng váng khi thiếu máu.

Rau xanh: Rau xanh, rau củ có màu vàng, cam, quả mọng như mâm xôi, việt quất… rất cần thiết trong suốt quá trình mang thai.
Sữa: Chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, rất tốt cho hệ tiêu hóa, bảo vệ đường ruột, đừng quên uống sữa và những chế phẩm từ sữa như sữa chua, sữa tươi tách béo…
Vitamin: Phụ nữ trong quá trình mang thai cần nạp đầy đủ vitamin để tăng hệ miễn dịch cho cơ thể giúp chống lại những tác nhân gây bệnh và sự tăng trưởng hoàn thiện của thai nhi. Các loại vitamin cần thiết cho cơ thể trước và khi mang thai gồm có cùi vitamin A, D, C, sắt, canxi…

Nếu như bà bầu bị ốm nghén thì có thể chia nhiều bữa nhỏ trong một ngày, thay đổi cách chế biến giúp ngon miệng hơn, bổ sung thêm những thực phẩm như bánh quy, mứt gừng, trà gừng… Tuyệt đối tránh xa chất kích thích như cà phê, rượu, bia… Uống đủ nước để giúp quá trình trao đổi chất được hoạt động bình thường, loại bổ độc tố trong cơ thể…
>>> Mách bạn những thực phẩm giàu kẽm sinh con trai
Chế độ sinh hoạt
Đâu là cách làm tăng hệ miễn dịch cho bà bầu? Không chỉ chú trọng vào việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, phụ nữ mang thai cần chú ý đến chế độ sinh hoạt sao cho hợp lý, khoa học. Ăn uống nghỉ ngơi đúng giờ. Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh áp lực, căng thẳng.

Theo chứng minh của y học, giấc ngủ đối với mọi người là vô cùng cần thiết, với bà bầu nó lại càng quan trọng. Nếu mất ngủ hay thức quá khuya, cơ thể sẽ dễ dẫn đến mệt mỏi, ảnh hưởng đến cảm xúc, dễ gắt gỏng, bực bội và làm ảnh hưởng thai nhi trong bụng.
Bà bầu nên ngủ đủ 6 – 8 tiếng mỗi đêm, nếu như không đủ có thể tranh thủ thời gian buổi trưa chợp mắt một lúc để giúp các tế bào được phục hồi, lấy lại năng lượng.
Luyện tập thể dục thể thao
Cho dù khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ nặng nhọc, mệt mỏi, tinh thần uể oải thế nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bà bầu ngừng luyện tập thể dục thể thao.
Hãy lựa chọn động tác nhẹ nhàng, phù hợp với cơ thể, đặc biệt là những bài tập như đi bộ, yoga, nâng cao sức khỏe cho mẹ và bé.

Tập thể dục làm tăng cường tuần hoàn của máu lên não, giúp mẹ bầu thêm dẻo dai, tinh thần cũng trở nên vui vẻ, thoải mái hơn, xua tan đi mệt mỏi. Dẫn đến hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại những căn bệnh cảm cúm thông thường, ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn, vi rút gây bệnh.
>>>> Bí Quyết Làm Đẹp Da Cho Bà Bầu An Toàn, Hiệu Quả
Không những thế khi vận động các khớp hông, tay chân hoạt động linh hoạt hơn, cho cơ bụng dẻo dai, sẽ không mắc những căn bệnh về khớp thường thấy như đau lưng, phù chân, chuột rút… và giúp bà bầu trong quá trình vượt cạn dễ dàng và thành công hơn.
Tuy nhiên mẹ bầu cần lưu ý nếu có những dấu hiệu bất thường thì cần ngưng ngay luyện tập.
Bảo vệ sức khỏe
Trước khi đi ra ngoài cần chú ý che chắn cẩn thận, mang theo khẩu trang, kính, găng tay… Khi đi từ ngoài về, cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhằm phòng ngừa các căn bệnh lây lan.
Không nên đi lại nơi có dịch bệnh hay tiếp xúc với người đang mắc bệnh…

Trong quá trình mang thai, sức đề kháng của bà bầu sẽ giảm đi rất nhiều, cần chú ý bảo vệ sức khỏe của mình cũng như của bé, tiêm phòng đầy đủ để giúp ngăn chặn những căn bệnh nguy hiểm. Đồng thời cần chú ý đi khám sức khỏe thường xuyên theo định kỳ.
Một hệ miễn dịch khỏe mạnh không chỉ bảo vệ sức khỏe của mẹ mà còn đảm bảo cho quá trình phát triển bình thường cho bé. Với một vài thông tin về cách làm tăng hệ miễn dịch cho bà bầu trên đây, mong rằng sẽ là những thông tin hữu ích, giải quyết phần nào lo lắng cho phái nữ khi bước vào thời kỳ mang thai.
Có thể bạn nên xem: