Thực phẩm

#12 loại thực phẩm bổ máu hiệu quả, dễ tìm không ngờ

Thiếu máu là loại bệnh mà bạn dễ gặp nhất trong xã hội hiện đại ngày nay nhưng chẳng mấy ai nhận thức sự nguy hiểm từ nó cả. Vậy thiếu máu gây ảnh hưởng với mỗi chúng ta? Tìm hiểu danh sách những thực phẩm bổ máu hiệu quả mà không phải ai cũng biết ngay tại đây:

Thiếu máu là bệnh gì?

Bệnh thiếu máu là hiện tượng mà lượng hồng cầu trong máu bị sụt giảm hơn bình thường. Bên cạnh đó, bệnh thiếu máu vẫn có thể xuất hiện do hồng cầu không có chứa đủ lượng Hemoglobin – Đây là một loại protein giàu chất sắt, làm nên màu đỏ của hồng cầu và máu và lưu giữ oxy. Vì thế, nếu trong cơ thể có đủ lượng Hemoglobin này thì các cơ quan sẽ được cung cấp đầy đủ oxy cho quá trình hoạt động, đồng thời cũng đem CO2 đi.

Thiếu máu và cách bổ sung qua những thực phẩm bổ máu
Thiếu máu và cách bổ sung qua những thực phẩm bổ máu

Hậu quả của bệnh thiếu máu

Một trong những triệu chứng điển hình của bệnh thiếu máu là bạn sẽ gặp phải tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, thậm chí khá nhiều trường hợp bị tụt huyết áp đột ngột. Lý do đơn giản là cơ thể thiếu hụt lượng dưỡng chất cung cấp đến các cơ bắp, cơ quan khiến chúng hoạt động không còn được tốt nữa.

Thiếu máu khiến cho làn da trở nên xanh xao, yếu ớt, đặc biệt là các vị trí như niêm mạc mắt, miệng hay lòng bàn tay. Mỗi khi vận động hơi gắng sức một chút, bạn sẽ cảm nhận ngay trống ngực của mình đập khá mạnh. Tùy vào mức độ của bệnh thiếu máu mà diện tích của tim sẽ khác nhau, càng nặng thì tim càng to, có tỷ lệ mắc phải bệnh suy tim cao hơn những người khác.

Thiếu máu khiến cho cơ thể mệt mỏi, uể oải, mất tập trung
Thiếu máu khiến cho cơ thể mệt mỏi, uể oải, mất tập trung

Khi cố gắng làm gì đó, bạn có thể rất nhanh chóng xuống sức, mệt mỏi uể oải. Không chỉ vậy, bạn còn hay ngủ gà ngủ gật khi làm việc, hoa mắt, chóng mặt khi mà đang ngồi đột ngột đứng dậy. Rối loạn tiêu hóa như chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Ở phụ nữ còn thấy bế kinh, nam giới bất lực. Nguy cơ của thiếu máu kéo dài sẽ đưa đến suy tim và suy các phủ tạng khác, có thể dẫn đến tử vong.

Những loại thực phẩm bố máu bạn nên biết:

Chính vì những ảnh hưởng nghiệm trọng của bệnh thiếu máu đối với sức khỏe và các hoạt động thường ngày của người mắc phải nên việc bổ sung là điều vô cùng cần thiết. Thay vì sử dụng thuốc Tây, hầu hết mọi người đều tăng cường sử dụng thực phẩm bổ máu. Đây là cách bổ sung tự nhiên mà không hề có bất kỳ một tác dụng phụ nào cả.

Khoa học đã chứng minh, Hemoglobin là thành phần quan trọng tham gia vào các chức năng của hồng cầu và sắt là nguyên liệu chủ chốt để tổng hợp lên. Không chỉ vậy, sắt còn là thành phần tạo nên Myoglobin cho các cơ vân, các sắc tố hô hấp ở mô bào và trong cả các enzym. Cũng có thể lý giải việc thiếu máu là do thiếu sắt.

Bổ sung thực phẩm giàu sắt cũng đồng nghĩa là sử dụng thực phẩm bổ máu
Bổ sung thực phẩm giàu sắt cũng đồng nghĩa là sử dụng thực phẩm bổ máu

Thiếu máu nên ăn gì? Tăng cường khẩu phần ăn với thực phẩm bổ sung máu chính là thực phẩm giàu sắt. Vậy đó là những loại thực phẩm nào? Cùng khám phá 12 loại thực phẩm bổ máu cho người thiếu máu này nhé.

Thịt bò

Các loại thịt nói chung và đặc biệt là thịt đỏ có chứa một hàm lượng sắt khá cao. Thịt bò là một trong số đó. Phần thịt bò nạc chứa một hàm lượng sắt cao hơn rất nhiều phần gân và mỡ. Theo thống kê, 100g thịt nạc cung cấp tới 3,1mg sắt trong cơ thể, đồng nghĩa với 1/5 lượng sắt cần thiết cho cả một tuần dài năng động. Bên cạnh đó, thịt bò cũng là loại thực phẩm giàu kẽm, rất tốt cho sinh lý đàn ông và làm đẹp da ở phụ nữ.

Trứng – loại thực phẩm bổ máu thân quen

Bạn đã từng nghe đến làm đẹp bằng trứng thế nhưng đã nghe về việc nó cũng là một loại thực phẩm bổ máu tốt không? Trứng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như canxi, photpho, protein, vitamin, khoáng chất và cả sắt. Đây là loại thực phẩm giàu sắt dễ tiêu hóa. Mỗi ngày, bạn chỉ cần ăn 2 quả trứng luộn là cơ thể đã có đủ nguồn năng lượng cho cả một buổi sáng làm việc hiệu quả.

Đừng coi thường công dụng của những quả trứng nhỏ bé
Đừng coi thường công dụng của những quả trứng nhỏ bé

Bí ngô

Thật hiếm ai biết được rằng bí ngô cũng nằm trong danh sách những thực phẩm bổ máu và chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, Bí ngô có một hàm lượng sắt không hề nhỏ cùng protein thực vật, các axit amin, canxi, kẽm, carotene,… Cả phần thịt và hạt của bí ngô đều là thực phẩm nhiều sắt. Nó cực kỳ phù hợp cho người mới ốm dậy, gầy yếu hay phụ nữ đang mang thai,… Bạn có thể dễ dàng tìm mua được loại thực phẩm này ở ngoài chợ với giá thành không hề cao. Đúng là ngon-bổ-rẻ mà.

Hải sản

Các loại hải sản luôn được biết đến là thực phẩm bổ dưỡng, giàu protein, giàu kẽm và giàu cả sắt nữa. Thế nên chẳng có gì lạ khi chúng có thể bổ sung máu cho cơ thể. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì cứ trong 100g sò đốm thì có tới 15mg sắt. Đây quả là con số không tưởng với các loại thực phẩm khác. Ngoài ra, hải sản còn cung cấp vitamin B12 giúp ngừa bệnh thiếu máu.

Thủy hải sản là một loại thực phẩm giàu sắt nhất trong tất cả
Thủy hải sản là một loại thực phẩm giàu sắt nhất trong tất cả

Bạn có thể dễ dàng lựa chọn cho mình cho mình những loại hải sản như cá thu, cá mòi, cá trích để thay đổi món trong tuần hay thi thoảng cả nhà kéo nhau ra quán ốc, vừa dân giã, gần gũi lại tốt cho sức khỏe. Thật tuyệt vời phải không?

Các loại đỗ

Từ xa xưa, trong các bài thuốc dân gian mà ông cha ta để lại, các món ăn bổ máu rất hay được nấu từ nguyên liệu như đỗ xanh, đỗ đen,…. Tại sao lại thế? Khoa học hiện đại đã nghiên cứu và chứng minh rằng trong các loại đỗ có lượng sắt dồi dào cùng rất nhiều molypden – loại khoáng chất tham gia vào quá trình hấp thụ sắt, giúp cơ thể tiếp nhận tốt hơn. Một lưu ý khi chế biến các món ăn từ đỗ là nên ngâm vào nước ấm qua đêm để giảm tỷ lệ axit phytic xuống, qua đó mà cơ thể hấp thu sắt tốt hơn rất nhiều.

Nho

Loại thực phẩm bổ máu thứ 6 chính là nho. Nho không chỉ là một loại trái cây có hương vị tuyệt vời mà còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác như photpho, canxi, vitamin…. Đặc biệt, nho còn rất tốt đối với việc chống lại các tác nhân oxy hóa, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Nếu chị em sử dụng nho thường xuyên sẽ giúp cho làn da đẹp hơn.

Nho là loại thực phẩm bổ máu lại chống oxy hóa cực tốt
Nho là loại thực phẩm bổ máu lại chống oxy hóa cực tốt

Rau xanh

Đừng tưởng rau xanh chỉ có tác dụng cung cấp chất xơ, giúp bạn nhuận tràng thôi nhé. Các loại rau có máu xanh như bông cải xanh, rau bi na,…. thường sẽ chứa nhiều loại vitamin A, C, K và chất sắt non. Đặc biệt, cải bó xôi có chứa nhiều magie, sắt, canxi, mangan cùng vitamin. Chúng thực sự là những loại thực phẩm dành cho người thiếu máu.

Khoai tây

Khoai tây cũng là một loại thực phẩm giàu sắt nhất, rất hữu ích cho sức khỏe của cơ thể. Mỗi 100g chúng chứa tới 3,2mg sắt. Có rất nhiều cách nấu loại thực phẩm bổ máu này như hấp, hầm, luộc, nấu soup,…. vì thế đừng lo việc gia đình bạn ngán hương vị của món này nhé. Tuy nhiên, đừng lạm dụng khoai tây chiên nhé, bởi chúng chính là thủ phạm gâ ra bệnh béo phì khi chứa quá nhiều chất béo bão hòa từ dầu.

Nước ép củ cải đường

Khoa học chứng mình rằng củ cải đường là loại rau củ rất tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy mà nó còn được gọi là nhân sâm của mùa đông. Với việc chứa hàm lượng chất tạo máu trong cơ thể, củ cải đường được nhiều người sử dụng để hồi phục các tế bào máu đỏ và hỗ trợ cung cấp lượng oxi mới cho cơ thể. Việc sử dụng củ cải đường thường xuyên sẽ làm tăng khả năng hấp thu oxy gấp 4 lần thông thường.

Củ cải đường được coi là nhân sâm của mùa đông
Củ cải đường được coi là nhân sâm của mùa đông

Ngoài việc luộc, nấu, xào trong bữa ăn hàng ngày, nước ép củ cải đường cũng là loại thức uống hấp dẫn khá nhiều người. Chỉ bỏ ra một chút thời gian là bạn đã có ngay một ly nước ép ngon tuyệt vời. Hãy thử ngay nhé.

Gan

Gan động vật là thực phẩm nằm trong các loại thực phẩm giàu sắt và kẽm. Theo số liệu thống kê được công bố trên tạp chí y khoa nổi tiếng thế giới thì trong 100g gan lợn có chứa dến 12mg sắt, 100g gan gà cung cấp 10mg sắt hay trong 100g gan bò cung cấp 6,5mg. Tuy nhiên, gan là bộ phận lọc bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể nên khi muốn chế biến thành món ăn, hãy rửa thật sạch, bóp sạch máu đọng và nấu thịt chín để hạn chế lượng độc tố còn tồn đọng trong gan.

Mía

Mía cũng là thực phẩm chứa nhiều nguyên tố vi lượng như sắt, canxi, kẽm,… trong đó hàm lượng sắt là lớn nhất. Bên cạnh đó, mía còn có nhiều vitamin, protein, axit hữu cơ,… là chất có lợi cho quá trình trao đổi chất, kích thích vị giác giúp ăn ngon miệng hơn, cung cấp cho cơ thể lượng chất dinh dưỡng cần thiết.

Mật ong

Mật ong cũng là thực phẩm bổ máu tốt
Mật ong cũng là thực phẩm bổ máu tốt

Mật ong có nhiều chất sắt tốt cho máu. Hàm lượng manga cao giúp duy trì sự cân bằng giữa các huyết cầu máu đỏ và huyết sắc tố. Vào mỗi buổi sáng, hãy lấy một ít mật ong pha với nước ấm và uống trước khi đi đánh răng rửa mặt hay ăn sáng. Điều đó khiến bạn ăn sáng ngon miệng hơn và sức khỏe cũng tốt hơn.

Người mắc chứng thiếu máu không nên ăn gì?

Việc bổ sung chất dinh dưỡng từ tự nhiên thông qua việc sử dụng các loại thực phẩm bổ máu là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng phải kiêng dè, hạn chế một số loại thực phẩm dưới đây để quá trình hấp thu sắt – loại vi khoáng đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất máu – được thuận lợi hơn.

Thực phẩm chứa axit oxalic

Tại sao lại phải kiêng thực phẩm chứa axit oxalic? Bởi đây là loại axit hữu cơ tương đối mạnh, có thể kết hợp gây ra phản ứng trực tiếp với lượng canxi trong máu hay trong các mô, tế bào tạo nên hiện tượng kết tủa Oxalat canxi. Điều này không tốt cho quá trình lưu thông máu trong mạch máu trên cơ thể. Chính vì thế mà đây là một trong những loại thực phẩm không nên ăn đối với người mắc bệnh thiếu máu.

Lưu ý những loại thực phẩm có chứa axit oxalic để tránh thiếu máu nhiều hơn
Lưu ý những loại thực phẩm có chứa axit oxalic để tránh thiếu máu nhiều hơn

Những loại thực phẩm chứa nhiều axit oxalic theo trật tự giảm dần:

  • Khế
  • Hồ tiêu
  • Mùi tây
  • Rau dền
  • Rau bina
  • Ca cao
  • Sô cô la
  • Đậu phộng

Thực phẩm giàu tanin

Tanin (hay còn viết là tannin hay tannoit) là một loại hợp chất Polyphenon, có khả năng tạo ra những liên kết bền vững với các protein có trong cơ thể. Loại chất này thường xuất hiện trong trà hoặc rượu vang, tạo ra cảm giác chát đặc trưng khi sử dụng.

Đối với những người mắc bệnh thiếu máu thì nên tránh xa những loại thực phẩm giàu tanin này ra. Bởi nếu đưa vào cơ thể, hợp chất Polyphenon này sẽ có thế tạo ra phản ứng hóa học với sắt tạo ra muốn khó hòa tan, khiến cho quá trình hấp thu sắt gặp nhiều khó khăn. Vậy chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời cho việc thiếu máu không nên uống gì rồi nhỉ?

Trà và cà phê có lẽ là thức uống ưa thích của nhiều người nhưng hãy hạn chế khi bị thiếu máu
Trà và cà phê có lẽ là thức uống ưa thích của nhiều người nhưng hãy hạn chế khi bị thiếu máu

Một số loại thực phẩm giàu tanin bạn nên hạn chế ăn khi thiếu máu:

  • Trà
  • Cà phê
  • Trái cây non có vị chát
  • Bắp hồng
  • Bắp chuối

Thực phẩm chứa nhiều canxi

Trong toàn bộ cơ thể người, 98% lượng canxi được lưu trữ trong xương và răng, chỉ còn 2% còn lại tồn tại ở trong máu để thực hiện một số chức năng thần kinh cơ và hỗ trợ trong quá trình đông máu. Đối với người mắc bệnh thiếu máu thì do lượng hồng cầu trong máu giảm nên nồng độ canxi tồn tại sẽ tăng lên mức quá cao, làm tăng nguy cơ bị đông máu, vô cùng nguy hiểm.

Trong thời gian bị thiếu máu, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều canxi để tránh đông máu
Trong thời gian bị thiếu máu, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều canxi để tránh đông máu

Tổng hợp thực phẩm chứa nhiều canxi để tránh dùng khi thiếu máu:

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Chuối
  • Quả sung
  • Cá mòi
  • Cam

Chú ý sau khi điều trị bệnh thiếu máu thành công thì bạn nên tích cực sử dụng các loại thực phẩm giàu canxi để cho xương và răng chắc khỏe trở lại.

Thực phẩm giàu gluten

Đối với một số trường hợp đặc biệt, do thể trạng của từng người mà khi sử dụng những loại thực phẩm giàu gluten thì sẽ gây ra những tổn thương cho thành ruột, khiến cơ chế miễn dịch của cơ thể tiết ra chất bảo vệ và ngăn cản tác nhân gây hại. Tuy nhiên điều này cũng khiến cho việc hấp thụ sắt và axit folic – hai chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh tế bào hồng cầu giúp điều trị bệnh thiếu máu- bị ảnh hưởng khá nhiều. Thế nên, để quá trình điều trị trở nên thuận lợi và nhanh chóng nhất thì người bệnh không nên dùng những loại thực phẩm.

Thực phẩm chứa gluten nên được đưa ra ngoài thực đơn dành cho những người bệnh thiếu máu
Thực phẩm chứa gluten nên được đưa ra ngoài thực đơn dành cho những người bệnh thiếu máu

Các thực phẩm giàu gluten:

  • Mì ống
  • Lúa mì
  • Lúa mạch
  • Lúa mạch đen
  • Yến mạch

Tuy nhiên, những loại thực phẩm giàu gluten ở trên lại mang lại giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết. Chính vì vậy, khi đã quyết định ngưng sử dụng thif bạn cần phải sử dụng bổ sung các loại thực phẩm khác để bù đắp phần chất bị thiếu hụt nếu như không muốn gặp phải một trong các triệu chứng sau: mệt mỏi, rụng tóc,….

Thực phẩm chứa nhiều phytat

Theo hàng loạt nghiên cứu của các chuyên gia y tế hàng đầu thế giới, ở đường tiêu hóa, Phytat thường gắn với sắt, từ đó gây khó khăn trong quá trình hấp thụ sắt vào trong cơ thể. Trong khi đó, sắt là loại chất cần thiết nhất trong việc điều trị người mắc bệnh thiếu máu. Chính vì thế mà thực phẩm chứa Phytat được liệt kê hàng đầu trong nhóm thực phẩm kém thân thiện với người bệnh.

Thực phẩm có phytat ngăn cản quá trình hấp thu sắt nên không tốt cho người bệnh thiếu máu
Thực phẩm có phytat ngăn cản quá trình hấp thu sắt nên không tốt cho người bệnh thiếu máu

Một số loại thực phẩm chứa axit phytic và phytat nên tránh:

  • Đậu
  • Gạo nâu
  • Lúa mì
  • Ngũ cốc nguyên cám
  • Các loại hạt

Trên đây là các loại thực phẩm bổ máu mà bạn có thể dễ dàng tìm mua và sử dụng trong bữa cơm hàng ngày của gia đình. Bên cạnh bổ sung sắt thì các bạn cũng nên dùng thêm các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh,….  giúp cho cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, đồng thời loại bỏ bớt các độc tốt trong cơ thể ra ngoài.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết gần đây

Back to top button